Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2022

       Thời gian tổ chức hội nghị: ½  vào 7h30’’ ngày 22 tháng 12 năm 2021

       Thành phần hội nghị: Các đ/c trong Ban chấp hành Đảng bộ; Trưởng các ngành đoàn thể chính trị, chính trị xã hội; cán bộ, công chức UBND; bí thư, trương thôn trong toàn xã.

       Căn cứ Quyết định số: 2957/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của UBND huyện Hậu Lộc về việc ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt huyện Hậu Lộc năm 2022. 

       Trên cơ sở thực tế sản xuất ngành trồng trọt, UBND xã, HTXNN đánh giá kết quả sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 và xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2022 với những nội dung sau:

       Năm 2022 là năm tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cùng với các cơ chế chính sách của nhà nước tiếp tục được áp dụng trong sản xuất.

       Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản hoàn chỉnh là cơ sở để các cấp, các ngành địa phương, bà con nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong ngành trồng trọt.

       Khoa học kỹ thuật tiên tiến và các ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất ngày càng hoàn thiện. Công tác quản lý các loại giống, phân bón, thuốc BVTV được đảm bảo an toàn hơn, các khâu phục vụ trong sản xuất đến nhân dân từng bước thuận tiện hơn.

       Các cơ sở vật chất kỹ thuật, tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh, cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp đang đư­ợc tiếp tục ứng dụng trên địa bàn xã.

       I. Chỉ tiêu, diện tích

  1. Diện tích gieo trồngTổng diện tích gieo trồng 285,5 ha.Trong đó:
  • Diện tích lúa: 250ha. Cơ cấu lúa thuần, lúa chất lượng cao 175ha chiếm tỷ lệ 70%,diện tích còn lại cơ cấu lúa lai năng suất cao75 ha chiếm tỷ lệ 30%.

- Diện tích cây ngô: 7ha.

- Diện tích cây ớt: 14 ha

- Diện tích rau màu các loại: 14,5 ha

       2.  Mục tiêu phấn đấu.

Năng suất lúa bình quân từ 63 - 65 tạ/ha.

Năng suất ớt đạt 12,5 tạ/ha; giá trị thu nhập từ 280 – 300 triệu/ha/năm.

Năng suất cây ngô 45- 50 tạ/ha.

Rau màu các loại thu nhập trung bình 180 - 200 triệu đồng/ha/năm.

       II. Biện pháp thâm canh

Để giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Các loại cây trồng trong năm 2022 cần tập trung thực hiện giải pháp sau:

       1. Cây lúa.

Căn cứ vào đặc điểm của thời tiết năm 2022, lập Xuân vào ngày 04/02/2022(Tức là ngày 04 tháng 01 năm Nhâm Dần). Do đó tập trung chỉ đạo cơ cấu toàn bộ diện tích trà Xuân muộn, cấy sau Tết nguyên đán, không cấy, gieo trồng khi nhiệt độ dưới 150C. Trong đó cơ cấu gồm: TH 8, Thiên ưu 8; Thái xuyên 111. Cụ thể:

* Vàn thấp: Bố trí bằng giống lúa lai Thái xuyên 111; thời gian sinh trưởng 130 - 135 ngày.

* Vàn - Vàn cao: Bố trí lúa thuần chất l­ượng cao bằng các giống: Thiên ưu 8;TH 8, Bắc thơm số 7. Thời gian sinh tr­ưởng 125 -130 ngày.

Gieo mạ từ ngày 10 - 15 tháng 01 năm 2022,cấy từ ngày 05/02/2022 tức ngày 05 tháng Giêng trở đi).

* Đối với mô hình Mạ khay máy cấy: HTX thực hiện từ 25 – 30 ha, ở chân đất vàn và vàn cao. Giá dịch vụ mạ khay máy cấy là 476.000đ/sào (kể cả tiền lúa giống TH8).

1.1. Biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa.

Căn cứ vào bộ giống của huyện, UBND xã, HTX đã xây dựng trong cơ cấu vụ Xuân (theo lịch thời vụ). Mỗi hộ dân cần lựa chọn 1 loại giống, mỗi thôn chỉ sử dụng 1 - 2 loại giống để thâm canh theo sự thống nhất bộ giống đã được xã cơ cấu. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và diện tích, chân đất của hộ, của thôn, từng vùng để quy hoạch vùng sản xuất.

Tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất, thuận tiện cho việc theo dõi phát hiện phòng trừ sâu bệnh, nhằm khai thác phát huy khả năng của giống. Tránh tình trạng một vùng cấy nhiều loại giống không đảm bảo sự đồng đều.

*Lư­ợng giống cần sử dụng cấy cho 1 sào.

Lúa lai từ 1.2 - 1.5 kg/sào, lúa thuần 1.7 - 2 kg/sào. Cân đối diện tích gieo từ 15 -  20m2 đất mạ. Không nên dùng giống tái giá đã cấy vụ thứ 2.

*Thực hiện vệ sinh đồng ruộng: Đây là việc làm rất cần thiết đối với vụ xuân năm 2022, cần coi trọng việc sử dụng vôi bột 15- 20kg/sào, trư­ớc khi làm đất cấy, chủ động chống bệnh nghẹt rễ. Hạn chế nguồn sâu bệnh lây lan, đặc biệt là bệnh Đạo ôn.Tập trung chỉ đạo các tổ máy cày cày ải giải phóng đất, khuyến cáo bà con vệ sinh đồng ruộng. Dự tính đổ nước làm ải từ ngày 15 đến ngày 20/01/2022.

*Đối với việc gieo cấy: Cần thực hiện tốt biện pháp thâm canh mạ. Mạ phải được che phủ Nilon 100% để chống rét, chim, chuột và khống chế môi giới truyền bệnh. Tuyệt đối không đư­ợc gieo cấy trong những ngày nhiệt độ xuống dư­ới 150C. Không nóng vội gieo cấy trư­ớc lịch thời vụ đã qui định làm kìm hãm khả năng tăng năng suất của giống.

Để từng bư­ớc đư­a tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào (giảm công lao động), cần mạnh dạn sử dụng biện pháp thâm canh theo qui trình 3 giảm, 3 tăng, nhằm giảm chi phí đầu tư­ trong sản xuất nh­ưng năng suất và chất lượng cây trồng vẫn đạt hiệu quả cao, tăng năng suất giá trị trên đơn vị diện tích.

Thời gian làm đất ngâm bùn phải kéo dài 5 -7 ngày, thực hiện khẩu hiệu“mùa hơn đêm, chiêm êm bùn”.

*Phân bón: Tăng cư­ờng sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng, để phục hồi  hàm lư­ợng dinh dư­ỡng, tăng độ phì cho đất, chủ động khống chế các đối t­ượng sâu bệnh có thể gây ra do mất cân đối về phân. Đối với vùng đất bị chua, phèn cần tăng cường sử dụng phân chồng, phân hữu cơ vi sinh, NPK chuyên dùng.

Các thôn phải đặc biệt quan tâm đến công tác chỉ đạo thủy lợi nội đồng, quy hoạch vùng gieo và thâm canh mạ. Tổ chức đánh chuột đồng loạt trên 6 đơn vị sản xuất trước và sau khi gieo mạ(tổ chức thành 2 đợt).

1.2. Dự báo sâu bệnh trên cây trồng vụ chiêm xuân:

Chuột: Gây hại từ khi gieo mạ đến khi lúa bắt đầu phân hoá đồng sẽ diễn biến phức tạp trên diện rộng, tập trung ở những gò bái cao, ven làng, khu trang trại.

Bệnh nghẹt rễ, vàng lá sinh lý: Thường xuất hiện sau cấy 20 – 25 ngày. Bệnh xuất hiện sớm cục bộ ở những chân ruộng sâu trũng, bón phân không cân đối.

Bệnh đạo ôn: xuất hiện và gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh ở những ruộng bón thừa đạm.Nếu các diện tích đạo ôn không được phòng trừ kịp thời, bệnh sẽ

tiếp tục phát triển và gây hại đến khi lúa trỗ.

Vàng lá sinh lý: Gây hại ở thời kỳ lúa đẻ nhánh rộ đối với các giống lúa chất lượng cao vào cuối vụ.

Dòi đục nõn: Gây hại từ đầu đến trung tuần tháng 3 (khi lúa đẻ nhánh rộ).

Bệnh khô vằn: Phát triển gây hại từ khi lúa đứng cái làm đòng, trên diện tích bón thừa đạm, mật độ quá dày.

Sâu cuốn lá nhỏ: Sẽ xuất hiện hại từ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4, bệnh phát triển mạnh ở những ruộng sâu trũng, cấy dày, bón phân không cân đối, điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ. Ở giai đọan làm đòng, trỗ bông, nếu không phòng trừ tốt gây hiện tượng nghẹt đòng làm cho lúa không trổ thoát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh gây hại từ giai đoạn làm đòng đến khi thu hoạch. Vì vậy, khi gặp thời tiết giông mưa sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại, đặc biệt trên các giống lúa lai và ở những ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm.

Bệnh đen lép hạt: gây hại từ khi lúa trỗ, nếu gặp thời tiết âm u, nhiêu mây và mưa ẩm, gây lép hạt và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

       2. Đối với Cây mầu.

Nhìn trung các cây màu đến nay phát triển tương đối đồng đều, riêng cây ớt do khi trồng xong bị mưa lớn nên diện tích ớt bị mất nhiều, phát triển không đồng đều. Một số diện tích đang cho thu hoạch như khu vực Hà phấn của Trung Hà, khu Đông của Đồng tiến. Giá ớt bình quân 30 – 40 nghìn đồng/kg. Đề nghị HTX, các thôn tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân tiếp tục mở rộng diện tích các loại cây trồng, rau màu hàng hóa, đồng thời tăng cường chỉ đạo chăm sóc bảo vệ cây trồng để nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

       III. Tổ chức thực hiện

       1. Đối với Hợp tác xã nông nghiệp

Chuẩn bị đầy đủ vật tư: giống, phân bón, thuốc BVTV, cung ứng phục vụ kịp thời cho bà con nông dân có nhu cầu.

Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng, các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân), các Công ty tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.

Phối hợp với chi nhánh thủy lợi huyện Hậu Lộc, xây dựng kế hoạch tưới, tiêu đảm bảo cung cấp kịp thời cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Chỉ đạo các thôn nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng thường xuyên, đảm bảo thông thoáng phục vụ cho tưới và tiêu úng khi có mưa lớn.

Tiếp tục rà soát, đánh giá lại các loại cây trồng có lợi thế trên địa bàn, xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với tiêu thụ, sản xuất hợp lý theo nhu cầu của thị trường.

       2. Đối với các thôn

Triển khai phổ biến kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2022 tới toàn thể nông dân được biết. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng cơ cấu, lịch gieo trồng thời vụ.

Chỉ đạo tổ bảo nông điều tiết nước một cách hợp lý phục vụ sản xuất.

       3. Đối với cán bộ khuyến nông

Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng đánh giá tình hình phát triển của các loại cây trồng, phát sinh, phát triển của sâu bệnh, dự báo, dự thính một cách chính xác, kịp thời ở từng thời điểm các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng, chọn lọc thuốc bảo vệ thực vật có tính đặc trị, tối ưu nhất để khuyến cáo cho bà con nhân dân.

Hướng dẫn bà con chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

       4. Đối với các đoàn thể:

Các đoàn thể từ xã đến thôn tuyên truyền vận động đoàn viên, Hội viên gieo trồng hết diện tích, thực hiện đúng quy hoạch vùng sản xuất của thôn theo khung lịch thời vụ.

       5. Đối với ban văn hóa

Tuyên truyền kế hoạch sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2022 trên hệ thống truyền thanh để nhân dân trong toàn xã nắm bắt, thực hiện một cách đồng bộ đạt kết quả cao.

                                                                Người viết tin bài: Trương Thị Liên

                                               

           

 

 

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TUY LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: TRƯƠNG QUỐC HUY ; CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TUY LỘC

Địa chỉ: Thôn cách xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hoá

Số điện thoại:0982381484

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa